Tin tức chuyên ngành

Băng keo cá nhân dùng trong những trường hợp nào

Băng keo cá nhân dùng trong những trường hợp nào

29/11/2019 3:12:02 PM | 422

không phải ai cũng biết được hết về loại băng keo này, trường hợp nào nên dùng và trường hợp nào không nên dùng chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Băng keo cá nhân dùng trong những trường hợp nào, đặc biệt khi bị thương rất cần sử dụng nó. 

Băng keo cá nhân được coi là vật dụng quen thuộc của mọi nhà, mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết về loại băng keo này, trường hợp nào nên dùng và trường hợp nào không nên dùng chúng ta cùng tìm hiểu nhé.  

 

Đôi khi không phải cứ bị thương là bạn dùng được băng dính cá nhân đâu mà còn phải phụ thuộc vào vết thương đó có nặng hay không. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn rõ hơn khi nào dùng được và khi nào không dùng được. 

Trường hợp không dùng được băng keo cá nhân

Có khá là nhiều dạng vết thương và do nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp vào. Vì thế bạn cần phải chú ý kỹ vết thương trước khi sử dụng. Dưới đây là một số vết thương mà bạn không nên sử dụng: 

 

Vết thương bị sưng

 

Băng keo cá nhân thường khi dán vào vết thương sẽ không thoáng được khí mà khiến miệng vết thương lâu bị khô nếu như cứ dán liên tục. Chính vì dựa theo nhược điểm đó mà khuyến cáo không nên dùng băng keo cá nhân dán lên các vết thương bị mưng mủ hay là đọng nước. Nếu dùng nó sẽ làm cho vết thương thêm nặng hơn gây nhiễm trùng vi khuẩn hơn thôi. 

 

Đối với những vết thương đó tốt nhất bạn nên rửa sạch bằng dung dịch khử trùng rồi để khô thoáng không nên bịt kín. Nếu trường hợp nặng tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để kịp chữa trị. 

 

Bị thương do động vật

 

Bạn đừng nghĩ rằng bị động vật cắn là không sao, nhưng điều đó là không phải. Động vật cắn lại rất nguy hiểm vì những vết cắn đó thường có vi khuẩn khá là nhiều. Nếu cứ để như thế hoặc là bạn quen với việc bị thương là dùng băng keo thì đó là một sai lầm. Vì khi bịt kín vết thương các vi khuẩn sẽ tích tụ và lan rộng ra các vùng lân cận khác. 

 

Khi gặp phải trường hợp này tốt nhất là bạn không nên dùng băng keo cá nhân mà phải rửa sạch bằng nước muối, xà phòng, đến gặp bác sĩ nếu như vết thương bị nặng. 

 

Vết thương bị hở miệng

 

Những vết thương hở miệng rất là nguy hiểm vì thế bạn không nên dùng băng keo cá nhân dính trực tiếp lên đó. Nếu như thế vi khuẩn tấn công càng nhiễm trùng nặng hơn. 

 

Đối với những vết thương hở miệng thì bạn phải dùng dụng cụ sơ cứu y tế như gạc và băng dính y tế. Tuyệt đối không được để không mà không băng bó gì, để như thế vết thương sẽ càng lở loét hơn. 

 

Vết thương sâu

 

Vết thương sâu là vết thương dễ bị nhiễm trùng cao hơn những loại vết thương khác, nó đã ăn sâu tận vào thịt. Vì vậy bạn cần phải chú ý cẩn thận tránh để vết thương nặng hơn. Tốt nhất là nên đi khám và băng bó lại cho cẩn thận chứ không được tùy ý sử dụng một số miếng dán trong đó có băng keo cá nhân để dán vào vết thương. Vì băng keo cá nhân không thoáng khí và còn không hút được nước rất dễ gây nhiễm trùng. 

 

Vết thương trầy da nhẹ

 

Những vết thương hơi trầy da mà không chảy máu thì tốt nhất là bạn không nên dính băng keo cá nhân. Như thế khiến cho vết thương càng lâu khỏi hơn có khi bị nặng hơn lúc bạn đầu. 

 

Mà cách tốt nhất nên để vết thương tự khô, chỉ cần rửa sạch miệng vết thương là được.

 

cần chú ý tới vết thương khi dùng băng keo cá nhân

Trường hợp nên dùng băng keo cá nhân

Băng keo có tác dụng dùng để cầm máu tạm thời, bảo vệ vết thương tránh khỏi những bụi bẩn gây nhiễm khuẩn. Nhưng chỉ dùng trong những trường hợp vết thương nhẹ không nguy hiểm gì. 

 

Nhưng cũng phải phù hợp với kích thước giữa miệng vết thương và kích cỡ của băng keo. Tốt nhất là băng keo phải bao chùm toàn bộ vết thương không nên để vết thường ra ngoài. Như thế chỉ làm vết thương thêm nhiễm trùng hơn vì tiếp xúc với bên ngoài không được bảo vệ. 

 

băng keo cá nhân giúp bảo vệ vết thương tránh vi khuẩn

Bài viết giúp bạn hiểu thêm được về những trường hợp được dùng và những trường hợp không được dùng băng keo cá nhân. 

 

Bài liên quan: Những ý tưởng hay từ băng dính washi


Bài viết cùng chuyên mục

• Màng pe và những công dụng tuyệt vời (15/04/2020)

• Công ty băng dính Hanopro: Giải pháp đóng gói hiệu quả (13/04/2020)

• Băng dính samurai Hanopro (05/04/2020)

• Băng dính holding tape Hanopro (03/04/2020)

• Băng dính cuộn to (29/11/2019)

• Băng dính và công dụng đối với việc cắm trại (29/11/2019)


Các bài mới nhất

• Băng keo bạc chịu nhiệt là gì? Có thể mua băng keo bạc chịu nhiệt ở đâu? (02/01/2024)

• Hanopro (Việt Nam) được vinh danh Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích (20/11/2023)

• Hanopro nhận cúp biểu dương DN đạt thành tích xuất sắc của thành uỷ Hà Nội năm 2023 (03/10/2023)

• Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội: Phóng sự Hanopro Tự Hào Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (03/10/2023)

• TOP 5 CÁCH PHÂN BIỆT MÀNG PE VÀ MÀNG PET (28/11/2022)

• Hanopro xuất khẩu băng dính, màng pe đi Nhật Bản (24/03/2020)

• Các loại băng dính Hanopro (23/10/2019)

• Băng dính cuộn to Hanopro (23/10/2019)